1. Làm chín tất cả các loại thực phẩm trong lò vi sóng
|
Một số loại thức ăn khi nấu trong lò sẽ gây mất chất và có thể nguy hiểm
|
Các bà nội trợ cần biết không phải thức ăn nào cũng có thể nấu trong lò vi sóng. Các nhà khoa học đã liệt kê một số loại thực phẩm không nên nấu trong lò: hoa quả, sữa, rượu vang, trứng vẫn còn vỏ, các loại thực phẩm đặc hoặc có vỏ dày như khoai tây, bí….Không những các vitamin, khoáng chất sẽ bị biến đổi qua quá trình nấu, đưa các thực phẩm này vào lò có thể gây nên các trường hợp cháy nổ.
2. Sử dụng kim loại
Sử dụng các đồ dùng bằng kim loại trong lò vi sóng là điều cực kỳ cấm kị và là nguyên tắc đầu tiên ai cũng cần biết khi sử dụng. Không những có thể gây hỏng lò, việc vô tình sử dụng các đồ kim loại trong lò vi sóng có thể gây các trường hợp nổ hoặc chập điện vô cùng nguy hiểm.
Ngay cả khi muốn hâm nóng sữa hoặc các thức ăn đóng hộp sẵn, hãy nhớ phải gỡ bỏ lớp vỏ hộp bởi bên trong các vỏ hộp thường có tráng thiếc cũng sẽ gây nổ lò vi sóng nếu không được gỡ ra.
3. Sử dụng nhựa trong lò vi sóng
|
Không để cửa lò mở khi hoạt động
|
Các loại đồ sành, sứ, thủy tinh chịu nhiệt hay thậm chí là đồ nhựa đều có thể dùng trong lò vi sóng. Nhưng không phải loại hộp nhựa nào cũng an toàn.
Nhựa cho lò vi sóng được sản xuất riêng với các đặc tính an toàn cho sức khỏe con người. Thông thường, khi mua đồ nhựa, các nhà sản xuất sẽ ghi chú loại mà bạn mua có thể sử dụng trong lò vi sóng hay không.
4. Mở cửa khi lò đang sử dụng
Mặc dù các lò vi sóng đời mới đều được cài đặt chương trình không vận hành khi khóa cửa không được chốt. Nhưng, việc kiểm tra xem cửa lò vi sóng đã đóng chặt chưa là thao tác cần thiết trước khi bật công tắc khởi động lò vi sóng mà bất cứ bà nội trợ nào cũng phải nhớ.
Cửa lò không đóng kín sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm tiềm ẩn khi sóng viba bị phát tán nhiều bên ngoài mà không bị cản lại. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình đặc biệt là bà mẹ mang thai hay trẻ nhỏ.
5. Đun sôi nước trong lò vi sóng
Sử dụng lò vi sóng để đun sôi nước hay các chất lỏng vẫn là thói quen của nhiều người sử dụng. Thói quen này dẫn đến nhiều trường hợp gây bỏng và nguy hiểm đã xảy ra trong thực tế. Khi đun sôi các chất lỏng, đặc biệt là nước bằng lò vi sóng rất hay xảy ra tình trạng sôi sau. Đây là trạng thái khi đun sôi quá độ, bọt khí bắn ra ngoài khi người dùng lấy cốc chất lỏng ra từ lò. Nếu có sử dụng lò vi sóng để đun sôi nước, cần tránh đun sôi 2 lần hoặc đun sôi quá thời gian cho phép.
Để an toàn hơn, người dùng nên đậy nắp hoặc cũng có thể sử dụng thêm một mẹo nhỏ là để thêm vào cốc nước muỗng hay que khuấy bằng gỗ, nhựa để có thể phân tán bớt nhiệt lượng
6. Sử dụng lò khi không có thức ăn
Cho lò vi sóng hoạt động khi bên trong không có thức ăn, hoặc lò hoạt động ở công suất cao, trong thời gian khá lâu mà lượng thức ăn cho vào lại ít dẫn đến việc các tia bức xạ không được hấp thụ hết sẽ phản xạ liên tục bên trong lò và gây nổ.
Giải pháp là thường xuyên đặt một cốc nước trong lò phòng trường hợp người sử dụng vô tình cho chạy lò vi sóng. Chọn chế độ quay phù hợp với khối lượng thức ăn cho vào.
7. Tiệt trùng các loại khăn vải bằng lò vi sóng
Nếu đang có thói quen dùng lò vi sóng để sấy khô hoặc tiệt trùng các loại khăn tay, khăn trải bàn, lót cốc… bạn cần dừng ngay lại. Thói quen này có thể gây ra tình trạng cháy vải hoặc gây hỏa hoạn.
8. Dùng lò vi sóng cùng các thiết bị điện khác
Thực tế, lò vi sóng là thiết bị điện có công suất khá lớn. Để đảm bảo an toàn, không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện, bàn là, máy sấy...
9. Đậy kín thức ăn khi nấu
|
Che đậy thức ăn khi nấu là cần thiết, nhưng cần ghi nhớ không nên đậy quá kín
|
Cũng giống như khi nấu các loại thức ăn có vỏ hoặc màng bọc, việc đậy kín nắp khi nấu thức ăn trong lò vi sóng rất dễ làm áp suất tăng khi nhiệt độ tăng và có thể gây hiện tượng phát nổ. Đậy thức ăn khi nấu là rất cần thiết, nhưng hãy nhớ không được đậy kín hoàn toàn.
10. Để lò vi sóng trên nóc tủ lạnh hoặc lò nướng
Để tiết kiệm diện tích, nhiều gia đình hay đặt lò vi sóng trên nóc tủ lạnh, lò nướng hoặc để gần bếp. Việc này có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử. Thêm đó, khi lò vi sóng gây cháy nổ, việc để gần các thiết bị điện khác hoặc bếp ga cũng gây mất an toàn hơn và khó xử lý hơn khi tình trạng xấu xảy ra.
Vị trí đặt lò vi sóng an toàn là một nơi khô ráo, thoáng mát. Nên đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò, tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò. Tuyệt đối không để lò vi sóng xuống đất.
11. Đặt lò vi sóng gần các thiết bị điện tử
Để lò vi sóng gần TV hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị đó. Tốt nhất là nên để lò cách các thiết bị này tối thiểu 4m hoặc phải đảm bảo có nhiều vật cản giữa các thiết bị này.